Các quy tắc cơ bản
Khai báo tham số hệ thống
Quy tắc đặt mã
Quy tắc làm tròn số
.
.
Các phím, tổ hợp phím nóng sử dụng trong chương trình
LẬP VÀ THEO DÕI NGÂN SÁCH (Budget)
Lập ngân sách điều hành sẽ giúp Ban giám đốc nhìn bao quát được các chi phí cũng như các khoản thu nhập giúp Ban giám đốc cân đối được lượng tiền cần thiết theo từng tháng, quý, năm.
1. Những điểm chính:
– Lập kế hoạch doanh thu cho từng loại hàng hóa, dịch vụ.
– Lập kế hoạch chi phí cho các biến phí như nguyên vật liệu sản xuất, lương cho nhân công trực tiếp sản xuất.
– Lập kế hoạch các loại chi phí cố định như Tiền thuê nhà xưởng hay thuê văn phòng, Điện, Nước…
– Lập kế hoạch mua hàng theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
2. Báo cáo:
– Lên báo cáo so sánh giữa kế hoạch và thực tế.
3. Kết nối với các phân hệ khác:
– Liên kết số liệu với các phân hệ kế toán vốn bằng tiền, phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu, kế toán mua hàng và công nợ phải trả.
QUẢN LÝ TIỀN MẶT, TIỀN GỞI VÀ TIỀN VAY
Phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay giúp quản lý các khoản thu / chi / tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng theo từng loại tiền (USD, VND…). Giao diện thân thiện với người dùng và hàng loạt các tính năng mạnh, thuận tiện, nhanh chóng cho phép theo dõi thu tiền của khách hàng, thanh toán với nhà cung cấp, theo dõi các khoản vay và các thu chi khác.
1. Những điểm chính:
– Quản lý quy trình thu chi
– Lập, duyệt và in các chứng từ: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, v.v.
– Quản lý đa nguyên tệ: VND, USD, EUR, JPY, SGD, v.v.
MUA HÀNG – CÔNG NỢ PHẢI TRẢ
Phân hệ này được xây dựng dựa trên quy trình mua hàng và quản lý công nợ. Giúp các nhà quản lý lập kế hoạch mua hàng, lên các báo cáo quản trị chi tiết và giúp người sử dụng tìm kiếm nhanh chóng các thông tin cũng như theo dõi các khoản nợ phải trả của từng đối tượng, hợp đồng, đơn hàng để ra các quyết định thanh toán hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp
2. Những điểm chính:
– Quản lý đơn đặt hàng mua (PO), theo dõi tiến trình thực hiện đơn hàng
– Quản lý chi tiết hàng hóa mua về bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển bốc dỡ, thuế nhập khẩu, VAT,…
– Theo dõi chi tiết công nợ theo từng nhà cung cấp, hợp đồng, hóa đơn,...
BÁN HÀNG – CÔNG NỢ PHẢI THU
Phân hệ này cho phép theo dõi quy trình bán hàng từ khâu câp nhật đơn hàng bán, hợp đồng, xuất hóa đơn và thu tiền hàng. Phân hệ này không chỉ giúp bộ phận kinh doanh, bộ phận kế toán theo dõi quản lý doanh thu và các khoản nợ một cách chặt chẽ, chính xác góp phần quản lý dòng tiền hiệu quả hơn, thúc đẩy việc thu tiền một cách nhanh chóng mà cón giúp Lãnh đạo nắm bắt tình hình tiêu thụ tức thời để đưa ra các quyết định kịp thời, nhanh chóng.
2. Những điểm chính:
– Quản lý đơn đặt hàng bán (SO), theo dõi tiến trình thực hiện đơn hàng
– Xử lý các loại thuế và phí như thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí xăng dầu, v.v
– Kiểm soát hạn mức tín dụng và số dư tồn kho khi nhận đơn hàng hay khi xuất hóa đơn bán hàng.
QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
Phân hệ này quản lý và cung cấp thông tin tức thời tất cả các nghiệp vụ về nhập xuất tồn và luân chuyển hàng hóa, giúp doanh nghiệp kiểm soát về giá trị, số lượng vật tư, hàng hóa tồn kho, việc luân chuyển, sử dụng hàng hóa, tránh thiệt hại trong lưu trữ.
Phân hệ này cho phép tính giá vốn hàng tồn kho theo các phương pháp thông dụng và tạo ra các báo cáo phân tích chi tiết về hàng hóa nhằm đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả hơn.
2. Những điểm chính:
– Lập và in Phiếu nhập, Phiếu xuất, Phiếu xuất điều chuyển, Phiếu xuất lắp ráp và Phiếu xuất công cụ dụng cụ trực tiếp trên phần mềm.
– Nhập/xuất theo nhiều đơn vị tính (Kg-Tấn, Lon-Thùng, Chai-Két ...).
QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Phân hệ này lưu giữ các thông tin cần thiết về Tài sản cố định, công cụ dụng cụ từ thời điểm mua đến khi thanh lý tại một thời điểm bất kỳ, chương trình cho phép người sử dụng lựa chọn cách tính khấu hao tài sản theo nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý tài sản (TSCĐ/CCDC) về số lượng và giá trị chi tiết đến từng người và từng bộ phận sử dụng….
2. Những điểm chính:
– Quản lý thông tin chi tiết tất cả các tài sản cố định, công cụ dụng cụ
– Lập và in chi tiết thẻ tài sản.
– Đưa ra các cảnh báo nhanh tình trạng của tài sản (như TSCĐ chờ thanh lý, công cụ dụng cụ đang xuất dùng...)
TẬP HỢP CHI PHÍ – TÍNH GIÁ THÀNH
Phân hệ này là công cụ mạnh mẽ và hiệu quả để tính giá thành sản phẩm (sản xuất liên tục hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng, qua một công đoạn hoặc nhiều công đoạn), các công trình xây dựng theo từng hạng mục. Ngoài ra, với thiết kế mở, chương trình có thể được chỉnh sửa dễ dàng để phù hợp với từng bài toán tính giá thành đặc thù của từng doanh nghiệp.
2. Những điểm chính:
– Tính giá thành cho nhiều loại hình sản xuất như: Sản phẩm hàng loạt, giá thành cho đơn hàng, giá thành công trình xây lắp …
– Lập định mức vật tư, nguyên vật liệu để xác định được định mức sản xuất theo từng sản phẩm/đơn hàng.
– Tính giá thành nhiều công đoạn chi tiết tới từng sản phẩm, hợp đồng, đơn hàng.
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Phân hệ này đóng vai trò trung tâm kết nối dữ liệu với các phân hệ khác để thực hiện tổng hợp số liệu, lên các sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định của nhà nước và các báo cáo nộp cấp trên và báo cáo quản trị theo các mẫu đặc thù do người sử dụng khai báo.
2. Những điểm chính:
– Theo dõi các bút toán định kỳ
– Tự động hạch toán các bút toán định kỳ
– Thực hiện các nghiệp vụ kế toán khác: Hạch toán chi phí lương, điều chỉnh thuế GTGT, lập chứng từ ghi sổ, tính tỷ giá xuất quỹ, xử lý chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại ngoại tệ cuối năm,...
QUẢN LÝ NHÂN SỰ - TIỀN LƯƠNG
Là phân hệ hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho doanh nghiệp trong công tác quản lý nguồn nhân lực - tài sản quí giá nhất của doanh nghiệp. Với các chức năng quản lý đa dạng và liên thông, bao gồm từ quản lý nhân sự - chấm công đến công tác tính lương và lập báo cáo.
2. Những điểm chính:
- Thiết lập các thông tin cơ bản: Các thông tin này được dùng chung trong toàn hệ thống nhằm đảm bảo tính nhất quán dữ liệu và thuận tiện sử dụng, chẳng hạn như khai báo phòng ban / bộ phận, địa điểm làm việc, cấp bậc, chức vụ, tình trạng lao động, loại nhân viên, các loại hợp đồng lao động, v.v...
QUẢN LÝ HỆ THỐNG
Phân hệ này gồm các tính năng và chức năng sẽ hỗ trợ việc khởi tạo và định nghĩa những tiêu chí sẽ sử dụng chung như quản lý người sử dụng, quản lý số liệu, quản lý các danh mục dùng chung, thực hiện các khai báo ban đầu, làm nền tảng hỗ trợ việc quản trị hệ thống cho các phân hệ khác trong phần mềm và quản lý toàn bộ việc bảo mật dữ liệu.
2. Những điểm chính:
– Lựa chọn hình thức ghi chép sổ sách kế toán, lựa chọn cách tính giá hàng tồn kho, cách tính tỷ giá ghi sổ đối với các đối tượng có gốc ngoại tệ, có các trường thông tin tự do để người dùng tự định nghĩa để quản lý theo các yêu cầu đặc thù...
– Dễ dàng khai báo, thiết lập các tham số chung về hệ thống của phần mềm phù hợp với yêu cầu quản lý dữ liệu của doanh nghiệp.